Bánh chưng 7 tấn, chả mực 200kg- Đua nhau lập kỷ lục "càng to, càng khủng"
Món ăn “khổng lồ” như “con dao hai lưỡi”?From: web game casino
Thời gian gần đây, người dân một số địa phương trên cả nước gây chú ý bởi liên tiếp làm những món ăn có kích thước kỷ lục khác thường.
Tại Quảng Ninh, ngày 20/4, một cơ sở hải sản gây xôn xao khi trình làng chiếc chả mực nặng 200kg được làm từ hơn 200kg mực tươi.
Hàng chục nhân công đã cùng nhau làm việc suốt 7 tiếng đồng hồ, dùng hơn 2.000 lít dầu chiên trong chảo kích thước 3,5mx3,5m, cao 35cm. Được biết, vào ngày 27/4 tới, họ sẽ tiếp tục làm một chiếc chả mực tương tự để xác lập kỷ lục Việt Nam.
Trước chiếc chả mực 200kg, một chiếc bánh chưng 7 tấn, bánh dày 3 tấn đã được làm bởi người dân thành phố Hưng Yên nhân dịp lễ hội.
Chiếc bánh chưng 7 tấn được làm từ 4 tấn gạo nếp, 2,5 tấn đỗ xanh, muối, dầu ăn, 1,5 vạn chiếc lá dong, 5 tạ lá chuối. Để gói được chiếc bánh chưng này, ban tổ chức đã chuẩn bị chiếc khuôn có kích thước 4m x 4m x 1,2m được làm bằng inox. Hàng tấn củi đã được đốt suốt 4 ngày để luộc chín bánh.
Giữa tháng 4, tại Cần Thơ, nhiều đầu bếp đã cùng nhau làm chiếc bánh xèo có đường kính 3m. Các đầu bếp đã sử dụng 30kg bột, 27kg tôm, 10kg đậu xanh, 20kg dừa nạo, 20kg thịt vịt và 65kg rau các loại. Chiếc bánh này được đánh giá là bánh xèo to nhất từng xuất hiện ở miền Tây.
Theo thông công bố, thời gian tới, tại Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024 ở TPHCM, các đầu bếp cũng sẽ công diễn xác lập kỷ lục 150 món ăn kèm với bánh mì được trưng bày trên một mô hình bánh mì khổng lồ.
Việc liên tiếp xuất hiện những món ăn “to nhất” dẫn đến những ý kiến tranh luận trái chiều. Nhiều người cảm thấy ngao ngán trước những kỷ lục “món ăn to” tại Việt Nam.
Theo đó, họ cho rằng, ẩm thực là văn hóa, một món ăn dù là để quảng bá hay giới thiệu thì cũng nên được nhận diện một cách hài hòa về mọi phương diện từ hình thức đến thói quen thưởng thức, tránh gây lãng phí không cần thiết.
Sau khi đọc bài viết về chiếc bánh chưng 7 tấn ở Hưng Yên, bạn đọc Đỗ Minh Hùng cũng chia sẻ: “Tôi đã từng được chia phần bánh chưng “khổng lồ” ở đền Hùng, dở sống dở chín không ăn được”.
Nhiều ý kiến khác cũng bày tỏ sự quan ngại về trào lưu chạy theo hình thức, chạy theo kỷ lục. “Cái bánh làm theo kiểu to đùng, lớp đậu lớp gạo cắt ra sẽ không giống bánh chưng, mà như gạo đậu thịt nấu cùng, không giống truyền thống tổ tiên đã làm và lưu truyền”, bạn đọc Tuấn Đào viết.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, đây là một cách làm đặc biệt, giúp tinh thần quảng bá văn hóa, ẩm thực. Giữa thời đại công nghệ thông tin, hình ảnh về các món ăn sẽ được lan truyền khắp nơi.
Trong khi đó, Trần Thu Hà (một người chuyên làm các clip đánh giá món ăn trên mạng xã hội) cho rằng, các món ăn “khổng lồ” trong các ngày hội lễ, Tết lớn như con dao hai lưỡi, “ăn ngon, ăn hết, thì được khen ngợi, lan tỏa”, “không ngon thì bị chê bai, gây lãng phí” hóa ra lại phản tác dụng.
Ông Lưu Văn Tuệ (cán bộ văn hóa về hưu ở Nam Định) thì cho rằng, việc chạy theo trào lưu làm những món ăn “càng to, càng khủng” là không cần thiết. Ẩm thực cần đề cao yếu tố chất lượng và truyền thống.
Vì vậy, ông Tuệ cho rằng, nếu muốn quảng bá ẩm thực có thể vẫn làm những chiếc bánh nhỏ, món ăn nhỏ nhưng thật ngon để chiêu đãi du khách.
“Hội chứng” của xã hội hiện đại
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS-TS. Lê Quý Đức – nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Việt Nam cho hay, gần chục năm trước, một đơn vị ở TPHCM đã làm chiếc bánh chưng 2,5 tấn nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương. Thời điểm đó chiếc bánh cũng nhận về nhiều lời chê vì liên quan đến chất lượng.
“Việc làm bánh chưng, bánh dày khổng lồ như thời gian qua, tôi nghĩ đây là một sự “sáng tạo” nên dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau. Bản thân tôi cũng chưa được thuyết phục rằng làm bánh khổng lồ như vậy liệu có phải để quảng bá món ăn hay tôn vinh Vua Hùng và các vị thần linh?”, PGS-TS nêu vấn đề.
Theo nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Việt Nam, việc làm những “món ăn to nhất” giống như một “hội chứng” trong xã hội hiện đại, được du nhập từ nước ngoài và không hẳn là văn hóa Việt Nam.
Đã là “hội chứng” thì có thể sẽ là hiện tượng nhất thời và sẽ không được duy trì sau này khi có ý kiến của dư luận.
PGS-TS. Lê Quý Đức cũng cho rằng, có nhiều cách để quảng bá văn hóa, ẩm thực. Những người quản lý văn hóa phải có kiến thức, cái đầu tỉnh táo và sự vô tư, tránh bị chi phối bởi yếu tố vật chất.
Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết cho hay, việc làm các món ăn với kích thước lớn được nhiều cơ sở, nhiều địa phương áp dụng với mong muốn quảng bá văn hóa, ẩm thực tới đông đảo mọi người.
Trên thế giới, ở nhiều nước, người dân cũng từng làm những chiếc xúc xích, bánh mỳ siêu lớn (xúc xích dài gần 600m ở Italy, bánh mỳ 74m ở Mexico…). Mục đích cũng là tôn vinh những món ăn đặc trưng của họ.From: web game casino
“Tôi không cổ súy, cũng không chê bai việc làm các món ăn kích thước quá lớn bởi mỗi địa phương, mỗi cơ sở có cách tư duy và tiếp cận riêng để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
Theo tôi, khi làm món ăn dù to hay nhỏ, kích thước bình thường hay kỷ lục thì điều quan trọng nhất là cần đảm bảo tiêu chí chất lượng, an toàn thực phẩm”, bà Tuyết nói.
Cũng theo nữ nghệ nhân này, dân gian có câu “miếng ngon nhớ lâu”. Để tránh tình trạng rủi ro như món ăn không đảm bảo được hương vị, độ chín, độ thơm ngon vì làm với nguyên liệu, kích thước lớn… các đầu bếp nên có sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng.
Bởi nếu trong một quan trọng, số đông người cảm thấy không ngon miệng với sản phẩm muốn quảng bá thì sẽ gây phản tác dụng, đi ngược lại hiệu quả mong muốn khi những người làm đã tốn công, tốn sức, tốn của làm những món ăn “khổng lồ”.